This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Tư, 17 tháng 5, 2017

Hái ra tiền từ nuôi chim công Ấn Độ

Anh Nguyễn Đình Quỳnh (31 tuổi, ngụ tại xã Long Xuyên, H.Kinh Môn, Hải Dương) đã biến thú chơi chim cảnh thành một nghề hái ra tiền và trở thành tỉ phú nhờ nuôi công.
>>>xem thêm : Các loài chim cảnh
                           thí nghiệm khoa học vui
Đến H.Kinh Môn hỏi anh Quỳnh “công” thì ai cũng biết. Anh Quỳnh có biệt danh này vì nổi tiếng khắp vùng với nghề nuôi chim công, loài chim được cho là đẹp nhất và có giá trị kinh tế cao. “Tôi vốn là lái xe hợp đồng, nhưng lại mê mấy con chim này hơn tay lái nên mới đến với nghiệp nuôi chim công”, anh Quỳnh cho biết.
Vì đam mê, anh Quỳnh đã đi khắp miền Bắc mua chim về nuôi. “Có dịp giao lưu nhiều nơi mới thấy nhu cầu của người chơi chim, chơi gà quý thì lớn mà nguồn cung ít quá nên năm 2010 tôi bắt đầu nuôi gà chín cựa, lấy giống từ Phú Thọ. Thấy ổn, tôi tiếp tục đầu tư nuôi chim trĩ” anh Quỳnh nói. Tuy nhiên, để làm giàu từ nghề này không hề dễ dàng. Năm 2011, đàn chim và gà quý của anh Quỳnh đẻ đầy trại mà không tiêu thụ được. Ngày nào anh cũng phải đi từ Hải Phòng về Hưng Yên, Hà Nội chào bán cho các nhà hàng. Có lúc bán 1 tặng 1 mà vẫn ế ẩm.
“Mệt mỏi vì đi mòn lốp xe mà không tiêu thụ được chim, gà, vợ tôi khuyên nên bỏ chơi và kinh doanh các vật nuôi này, quay trở lại với nghiệp cầm vô lăng. Nhưng tôi yêu chim quá, không bỏ được nên lên mạng internet quảng cáo thử. Đáng mừng là chỉ sau 1 tuần, hàng chục đơn hàng ở khắp cả nước đã tới tấp “bay” về. Trại nuôi chim của tôi bỗng chốc được cứu”, anh Quỳnh nói.
Thu nhập 500 triệu đồng/năm
Nhưng thành công chỉ đến với anh Quỳnh khi chàng trai này nuôi chim công Ấn Độ, loài công nhỏ hơn công Việt Nam. “Lần đầu tôi thấy công Ấn Độ là ở vườn thú Hà Nội. Tôi mê ngay và hỏi han khắp nơi để mua về. Năm 2012 thì tìm mua được 4 cặp công bố mẹ ở Ninh Bình với giá 60 triệu đồng. Hồi đó, để tìm được chim công giống khó lắm”, anh Quỳnh cho hay.
Tìm giống thì khó nhưng nuôi công lại dễ như nuôi gà. Loài này thích ăn ngô, lạc và chuối chín. Công cũng hay mắc các bệnh giống như gà nên cách chữa trị cũng không quá khó. “Hồi đầu, vì con giống có giá trị cao nên mỗi lần công bị làm sao là tôi hoảng lắm, nhất là khi tỷ lệ công con ấp ra chết đến 60%”, anh Quỳnh nói và cho biết bây giờ khi “úm” (ấp trứng - PV) thì không được “úm” dưới đất mà phải xây chuồng cao lên. Thêm vào đó là phải luyện cho công uống tỏi và tiêm vắc xin theo mùa giống như đối với gà.
Hiện mỗi quả trứng công có giá 600.000 - 800.000 đồng, một cặp công non 2 tháng tuổi chưa phân biệt được giống đực hay giống cái đã có giá 3 triệu đồng, cặp công 4 tháng tuổi giá 4 triệu đồng, một cặp công trưởng thành bán giá không dưới 20 triệu đồng. Công cái 2 tuổi bắt đầu đẻ trứng, mỗi năm đẻ được khoảng 20 quả trứng. Theo anh Quỳnh, công được nuôi trong các chuồng rộng khoảng 30 m2, vây lưới B40, mỗi chuồng 3 - 4 cặp
>>>xem thêm : thí nghiệm khoa học

Thứ Năm, 4 tháng 5, 2017

Kỹ thuật nuôi dạy vẹt cơ bản

Để từ từ làm quen với chú vẹt mới, bạn hãy làm theo các bước cơ bản sau:

Nuôi vẹt

>>>xem thêm : Sức khỏe và đời sống
                          Dinh dưỡng và sức khỏe
1. Hàng ngày vào buối sáng, hoặc buổi chiều (vào một giờ nhất định nào đó thuận tiện trong ngày), bạn hãy lấy một lát cà-rốt, hay Dưa leo, hay táo, lê, mận… tươi ngon (tùy thứ gì mà nó thích!), cầm chúm ở các đầu ngón tay, nhẹ nhàng chìa tới bên nó. Vừa mời ăn, vừa nói những lời âu yếm nhẹ nhàng, tránh đột ngột, tránh to tiếng khiến vẹt Hoảng sợ. Khi vẹt chịu lấy thức ăn, nhẹ nhàng rụt tay lại, tiếp tục đứng yên nói một vài lời âu yếm! (Đừng nghĩ vẹt không hiểu gì, tuy không hiểu lời nói, nhưng của chỉ, thái độ dịu dàng của bạn vẹt cảm nhận rất rõ, và điều này khiến nó yên tâm).

2. Sau hai, ba ngày như vậy, tiếp cận gần hơn: món ngon để trong lòng bàn tay, từ từ đưa gần tới vẹt. Các ngón tay tự do của bạn hãy chạm nhẹ vào lông ngực nó, bàn tay dần dần hơi nghiêng úp sao cho vẹt muốn ăn thì phải nghểnh cổ, cúi sâu hơn vào lòng bàn tay bạn, cũng có nghĩa là sự đụng chạm với vẹt sẽ nhiều hơn!

3. Tiếp tục tư thế úp bàn tay trên, nhưng lần này ngón cái, ngón ba-tư-năm giữ chặt lấy miếng ngon, ngón trỏ chìa ra bắt vẹt phải đứng lên ngón tay bạn thì mới lấy được thức ăn.
Nếu thành công bước này, chỉ hai ba ngày sau, bạn có thể thoải mái vuốt ve chúng!

Lưu ý: khi tiếp cận vẹt mới, không nên rụt rè, rút tay đột ngột khi nó chuẩn bị cắn. Càng sợ sệt bao nhiêu, càng cố tình rút tay bao nhiêu, vết cắn sẽ càng sâu, càng khiến vẹt kích động, sợ hãi bấy nhiêu. Hãy tự tin và dịu dàng, chậm rãi tiếp cận với vẹt, bạn sẽ tránh được những cú cắn tự vệ ban đầu khi vẹt còn lo sợ!
>>>xem thêm : Các loại chim cảnh hót hay
Trong thời gian làm quen không nên đụng chạm vào khu vực lông bụng vẹt, đây là điểm nhạy cảm, đặc biệt với vẹt mái, chúng hay khó chịu và dễ cắn lắm!
Vẹt rừng VN là một trong những loài vẹt đẹp, dễ nuôi, dạy nói không chuẩn lắm nhưng cũng được dăm ba từ, phát âm không rất rõ nhưng nghe tốt. Quan trọng là rẻ tiền, dễ nuôi và rất trung thành.
Vẹt là loại chim nuôi cảnh đáng yêu nhất. Nhu cầu giao tiếp xã hội của loài vẹt rất lớn, chúng lại thông minh nên rất dễ thuần hóa. Quan trọng là người nuôi biết yêu và tôn trọng những sở thích, thói quen sống của chúng. Rồi bạn sẽ nhanh chóng có được sự trìu mến đặc biệt của chúng dành cho mình thôi!

Thứ Tư, 19 tháng 4, 2017

Hái ra tiền nhờ nuôi chim yến

Với việc nuôi chơi hơn chục cặp chim yến cảnh, người nuôi vừa được đắm chìm trong thú vui thanh tao, vừa có thu nhập trăm triệu một cách nhàn tản…

Nuôi dưỡng thú vui thanh tao

Theo khoa học, loài chim yến hót (chim yến cảnh, tên khoa học Serinus Canarius- PV) có nguồn gốc ở ở quần đảo Canaries thuộc Đại Tây Dương. Ngoài ra, chúng còn sinh sống ở đảo Madere và Acores tại Bồ Đào Nha, được người bản địa đặt tên Canario.
Dòng chim quý tộc du nhập vào Việt Nam từ hàng trăm năm trước (Ảnh: Danviet.vn/ Phú Lãm).
Dòng chim quý tộc du nhập vào Việt Nam từ hàng trăm năm trước (Ảnh: Danviet.vn/ Phú Lãm).
Ông Vũ Xuân Quyết, Chủ tịch Hội chim Yến Hà Nội cho biết: “Chim Yến cảnh du nhập vào Việt Nam từ nhiều đời nay. Xưa kia chim Yến rất đắt chỉ Vua chúa, hay những nhà giàu mới có điều kiện nuôi chơi. Danh tụng chim quý tộc bắt nguồn từ thời phòng kiến”.

Ông cho biết, chim Yến xưa hay dòng “thuần chủng”, có 4 loại, mỗi loại chỉ sở hữu duy nhất một màu lông: “Hồng Yến lông màu hồng, Hoàng Yến màu vàng, Thanh Yến mang màu xanh, và Bạch Yến có màu trắng”. Ngày nay, do được lai tạo, chim Yến cảnh có thêm những dòng chim vân, chim lem (mỗi cá thể chim Yến lai mang nhiều màu sắc- PV). Đặc điểm khác biệt của dòng chim thuần chủng so với chim lai ở vóc dáng nhỏ hơn, vẻ thanh thoát, tinh anh và giọng hót lại đặc sắc hơn nên được mệnh danh “tứ quý Hồng, Hoàng, Thanh, Bạch”.
Chủ tịch Hội chim Yến Hà Nội Vũ Xuân Quyết (trái) và đồng môn nâng niu một chú chim Hoàng Yến có giá gần chục triệu đồng (Ảnh: Danviet.vn/ Phú Lãm).

“Từ xưa, chim Yến cảnh đã được quý trọng ở dáng vóc mảnh mai, màu sắc rực rỡ bắt mắt. Chim Yến hót được nhiều giọng luyến láy du dương như những nốt nhạc đa thanh sắc cùng hòa ca. Bởi vẻ đẹp thanh cao, chim Yến thường được treo chơi trang trọng trong phòng khách của các bậc vua, quan hay nhà cự phú để thưởng lãm cái hay, cái đẹp của loài chim quý”, ông Quyết tâm tình.

Nhàn tản “hái tiền”…

Gần 20 năm gắn bó với nghề nuôi chim Yến cảnh, ông Dương Toàn Vinh (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) bảo, loài chim Yến có sức đề kháng tốt, ít bệnh tật. Thức ăn của chim Yến chủ yếu là kê, hạt vừng, rau xà lách, rau cải. “Cứ một đến hai ngày tôi cho Yến ăn một lần, hàng ngày thay nước uống, phải là nước đun sôi để nguội, vệ sinh chuồng chim liên tục để phòng ngừa bệnh. Ngoài giọng hót hay, màu sắc hình thể đẹp, con chim Yến quý ở đôi chân thanh mảnh nhanh nhẹn, loài Yến rất kỵ muỗi, côn trùng. Buổi tối, chùm áo màn vào lồng để bảo vệ đôi chân của chúng”, ông Vinh nói.
Ông Dương Toàn Vinh đánh giá nghề nuôi chim Yến cảnh có hiệu quả kinh tế cao (Ảnh: Danviet.vn/ Phú Lãm).

Ông Vinh kể, hàng năm, mùa sinh sản của chim Yến cảnh bắt đầu từ tháng 9 (Dương lịch) kéo dài đến chớm hè năm sau. Vào mùa, người chủ chọn ghép đôi cho chim Yến để chúng sinh sản. “Một mùa, chim mái đẻ 4-5 lứa, mỗi lứa 4-5 trứng. Sau 2 tuần ấp chim con ra đời, chim bố chim mẹ sẽ thay nhau mớm mồi cho con. Thời gian này, người nuôi phải bổ sung thức ăn như trứng cút luộc, dầu cá, vitamin để chim vợ chồng nhà chim đủ dinh dưỡng chăm con mau lớn. Thường thì sau khoảng 4 tuần, chim con đã mọc đủ long và biết ăn. Ngoài 30 ngày, chim trống con bắt đầu lích rích tập hót.
Chim Hồng Yến đang ấp trứng, 1 năm 1 chim mái sinh sản 4-5 lứa, mỗi lứa 4-5 trứng, cho ra đời từ 10-14chim con (Ảnh: Danviet.vn/ Phú Lãm).

”Nhiều năm nuôi giống chim quý, ông Vinh nhận định đây là thú vui nhàn tản “hái ra tiền”. Ông kể, những năm thập kỷ 90, 1 con chim Yến có giá nửa chỉ vàng, con đẹp lên tới cả cây vàng.Hiện nay, mỗi năm 1 cặp chim Yến sinh sản có thể cho ra đời 10-14 chim con, được giới chơi sinh vật cảnh coi trọng, chim non có giá từ vài trăm nghìn đến bạc triệu tùy vẻ đẹp, dòng giống. Chim trưởng thành có giá vài triệu đồng một con, thậm chí hàng chục triệu đồng.

Trở lại cuộc chuyện với Chủ tịch Hội chim Yến Hà Nội Vũ Xuân Quyết, ông vui vẻ khoe dù là thú chơi, nhưng có không ít người có thu nhập hàng trăm triệu nhờ nuôi giống “chim quý tộc” này. “Điển hình như cháu Trường (SN 1993, ở phường Mai Động, quận Hai Bà Trưng). Năm 2014, cháu Trường chưa có công việc ổn định, hay lêu lổng chơi bời. Vốn chỗ quen biết, tôi khuyên bố mẹ cháu đầu tư cho cháu nuôi chim Yến cảnh. Họ bỏ 45 triệu đồng đầu tư cho con, chỉ 6 tháng sau đàn chim Yến cảnh đã giúp cháu Trường thu hồi vốn. Giờ thì, hàng năm cháu Trường thu lợi hơn 100 triệu đồng từ đàn chim cảnh”.

Ông Quyết quả quyết, trường hợp khác “hái tiền” từ đàn chim Yến cảnh đó là anh Vũ Xuân Hồng (phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai). Nhờ chơi và nuôi chim Yến cảnh sinh sản, anh Hồng tích cóp được số tiền lớn góp phần xây dựng được ngôi nhà bạc tỷ khang trang…

Thứ Tư, 12 tháng 4, 2017

Bí quyết nuôi chim Vàng anh hot hay

Từ lâu, gắng liền với những câu chuyện cổ tích của Việt Nam ta, điển hình như câu chuyện Tấm Cám, nó đã đi vào lòng người nghe với  nhiều hình ảnh thân thương. Trong đó, một trong số nhưng hình ảnh nổi bật là hình ảnh cô Tấm hóa thân thành chú chim Vàng anh, mà ai ai cũng thuộc lòng với câu nói: "Vàng ảnh vàng anh. Có phải vợ anh. Chui vào tay áo."  Vậy chim Vàng anh là loài chim thê nào, tiếng hót mê say ra sao, làm sao có thể nuôi chim Vàng anh hót hay? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.

Chim vàng anh hay còn gọi là hoàng anh (danh pháp khoa học: Oriolus oriolus), là loài duy nhất trong họ Vàng anh (Oriolidae) thuộc bộ Sẻ (Passeriformes) sinh sản ở khu vực ôn đới của Bắc bán cầu. Nó là loài chim di cư, về mùa hè nó di cư đến khu vực châu Âu và miền tây châu Á còn mùa đông thì di cư đến khu vực nhiệt đới.
Vàng anh là loài chim đậu trên các cây cao lá sớm rụng trong các khu vực đồng ruộng gần cánh rừng, vườn cây ăn quả hay công viên. Một quần thể nhỏ tại Anh sinh sản trong các khu vực trồng cây dương đen (Populus nigra).
Chúng làm tổ trên các chạc cây và đẻ từ 3-6 trứng. Thức ăn chủ yếu của chúng là côn trùng và quả, được chúng tìm kiếm trên các tán lá.
Ở Việt Nam hiện có bốn loài chim vàng anh: Vàng anh gáy đen, Vàng anh mỏ mảnh, Vàng anh đầu đen, Vàng anh đỏ. Ở nước ta, loài chim này tập trung nhiều nhất ở rừng miền Trung, miền Đông Nam bộ.
Vàng anh có 16 giọng hót được phân khúc rất đặc sắc và hai giọng hót ru khi chúng nuôi con.

Ở Nhật, có một phương pháp để nuôi chim hoàng anh rất đặc biệt: Khi mùa xuân sắp đến, thì lên núi tìm những con chim hoàng anh vừa mới nở trong trứng ra.

Lợi dụng trước lúc chúng chưa hề nghe qua bất cứ tiếng chim rừng nào hót, thì để một con chim hoàng anh lớn có tiếng hót nghe rất vui tai một bên, để cho con chim hoàng anh nhỏ ấy lớn lên từng ngày, đều nghe tiếng hót rất hay của con chim hoàng anh lớn ấy.

Qua một thời gian, thì đem con chim hoàng anh lớn ấy rời khỏi đó. Chim nhỏ sau khi lớn lên thì tiếng hót của nó nghe rất hay và vui tai như con chim hoàng anh lớn vậy.

Nhưng nếu đi bắt chim nhỏ về nuôi, thì nó đã nghe qua tất cả tiếng hót của các loại chim rừng, và tiếng hót của nó rõ ràng là khác rất nhiều.

Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2017

Kỹ thuật nuôi chim cút

1. Lồng úm:

Quy cách 1,5 x 1,0 x 0,5m, cách mặt đất 0,5m. Xung quanh làm bằng lưới ô vuông 1cm. Những ngày đầu mới úm, đáy lồng và xung quanh phải lót giấy, che kín, yên tĩnh và không bị lọt chân.
Mô hình nuôi chim cút của bác nông dân cho năng suất cao

2. Chuồng nuôi:

Có thể nuôi lồng hay quây nuôi nền. Quy cách lồng 1,0 x 0,5 x 0,2m, nuôi được 20-25 cút mái. Nóc lồng làm bằng vật liệu mềm, vì cút hay nhảy dựng đứng làm bể đầu. Đáy lồng dốc 2-3o để trứng lăn ra, làm bằng lưới ô vuông 1-1,5cm, để cút đi đứng thoải mái và phân lọt xuống vì hứng phân. Khi nuôi nhiều thì chồng các lồng lên nhau, cách nhau 10-12cm để đặt vỉ hứng phân. Quy cách quây nuôi nền, đường kính 1-1,5m, cao 0,4m, trên có bóng đèn và chụp sưởi, nuôi được 200-250 cút 1 tuần, 150-200 cút 2 tuần, 100-150 cút 3 tuần….
Máng ăn, máng uống: Có thể làm bằng nhôm hay nhựa treo xung quanh chuồng, quy cách dài 0,5 hoặc 1,0m, rộng 6-7cm, cao 5-6cm. Máng để úm có thể làm nhỏ và thấp hơn đặt trong chuồng.
Thức ăn: Mỗi ngày cút ăn 20-25gr thức ăn hỗn hợp và đẻ 1 quả trứng nặng 10-11gr (bằng 10% cơ thể), cho nên thức ăn của cút phải bảo đảm yêu cầu dinh dưỡng cao, nhất là đạm, khoáng và sinh tố….

3. Nước uống:

Mỗi ngày cút uống 50-100ml nước, nhưng phải cung cấp đầy đủ nước sạch và mát cho cút uống tự do.
Sử dụng chế phẩm sinh học của CNX mang lại hiệu quả cao

4. Chăm sóc nuôi dưỡng:

Cút con 1-25 ngày: Cút con nở ra phải úm ngay. Có thể úm lồng hoặc úm nền, nhưng phải sưởi nóng lồng hoặc chuồng trước khi cho cút con vào úm.
– Nhiệt độ úm: Tuần thứ nhất 34-35oC, sau đó giảm dần mỗi tuần 3oC, đến tuần thứ 4 không phải úm nữa.
– Thoáng khí: ấm áp nhưng phải thoáng khí.
– Mật độ úm: Tuần 1: 200-250 con/m2, tuần 2: 150-200 con/m2, tuần 3: 100-150 con/m2; tuần 4: 50-100 con/m2.
– Thức ăn, nước uống: Giai đoạn úm nên đặt máng ăn, uống trong lồng, chuồng. Thức ăn giàu dinh dưỡng, nhất là đạm (26-28%), sinh tố… cho ăn nhiều trong ngày. Nên bổ sung sinh tố… vào nước cho cút uống thường xuyên.
Cút thịt 25-30 ngày: Từ ngày 25 chuyển sang chế độ nuôi thịt. Khẩu phần thức ăn vỗ béo, nhiều tinh bột, ít đạm (22-24%)… cho ăn, uống tự do cả ngày lẫn đêm. Mật độ trung bình 50-70 con/m2. Cút thịt xuất bán 40-50 ngày tuổi.

5. Chọn giống và phối giống:

Chọn giống: Chọn mua cút ở những cơ sở sản xuất giống bố mẹ. Cút giống phải khỏe mạnh, không dịch bệnh, dị tật, nhanh nhẹn, háu ăn… Tỷ lệ đẻ, ấp nở, nuôi sống cao, tăng trọng nhanh, ổn định và đồng đều… Tránh đồng huyết, dòng bố, dòng mẹ nuôi tách riêng để chọn lọc và ghép đôi giao phối… Từ ngày 25 chọn lọc những con đủ tiêu chuẩn làm giống nuôi riêng. Cút trống, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lông da bóng mượt, thân hình gọn, nhỏ hơn con cái, đầu nhỏ, mỏ ngắn, cổ dài, ngực nở, lông ngực vàng, 25 ngày tuổi nặng 70-90gr. Cút mái, đầu thanh, cổ nhỏ, lông da bóng mượt, lông ngực có đốm trắng đen, xương chậu rộng, hậu môn nở, đỏ hồng và mềm mại… Trọng lượng lớn hơn cút trống.
– Phối giống: Phải trên 3 tháng mới cho phối giống, phối giống sớm quá sẽ làm cho bầy cút mau tàn…

Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim Yến

 Chế độ ăn đơn giản, chuồng nuôi không cầu kỳ, chỉ mất chút thời gian tập luyện để chim hót hay nên phong trào nuôi chim Yến hót nở rộ trong thời gian gần đây. Vậy kỹ thuật nuôi cụ thể ra sao? cách chăm sóc như thế nào?
Chim Yến có rất nhiều màu như trắng, lông vàng, nâu có sọc, vàng xanh có sọc, đỏ. Chim Yến màu có hai giống đã được nhập cảng từ Pháp và từ Nhật Bản. Chim Yến hót hay còn được gọi là Canary có nhiều người sử dụng chim Yến là loài nuôi chim cảnh làm giàu tuy nhiên để chúng sống lâu mà vẫn hót được hay thì cần kỹ thuật nuôi cơ bản và chố độ dinh dưỡng thật đảm bảo.

Chọn giống

Vì chim Yến có nhiều màu sắc khác nhau nên tùy theo sở thích mà bạn chọn. Phải chú ý đối với chim thuần màu không nên mua chim có sợi màu trắng, có thể xem phần lông mặt dưới đuôi phía hậu môn để biết độ thuần của màu lông. Một số người chấp nhận mua những con chim đẹp giá cao nhưng mua về 1 thời gian thì thấy lông cánh hoặc đuôi mọc ra sợi lông trắng, mất giá trị thẩm mỹ, đấy là do người bán đã nhổ sợi lông trắng đi trước khi bán.
Nuôi chim Yến hót hay không cần phải quá cầu kỳ trong khâu chọn lồng, chỉ cần thoáng, tiện dùng, dễ treo dễ di chuyển và nhất là dễ làm vệ sinh. Thường nên chọn lồng có dường kính 30cm hay lớn hơn dều được và cao 40cm là vừa.

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim Yến hót hay

Kỹ thuật nuôi chim Yến hót bạn nên chọn lựa chim vẫn còn non khoảng 30 ngày tuổi, nhiều nhất là 60 ngày. Giai đoạn nầy rất quan trọng trong cuộc đời của chim nếu ta nuôi không tốt thì ảnh hưởng rất nhiều đến tiếng hót của chim trống và sinh sản của chim mái sau này. Vì thế ta phải cho ăn đù chất để chim phát triễn tốt.

Do chim non vẫn chưa biết ăn nên sử dụng các loại thức ăn mềm như bnh mì nhúng nước, trứng luộc thật chín và rau xanh cùng với hạt kê tán nhuyển. Khi chim từ 2 tháng đến 5 tháng thời gian này phải cho ăn theo chế độ chim hậu bị vì nếu ta cho ăn tốt quá thì ảnh hưởng cho sinh đẻ sau này tránh trình trạng chim bị mập sẽ dẩn đến đẽ trứng nhỏ , đẽ ít ...
Công thức thông thường: 50% kê (bao gồm tất cả các loại kê vỏ vàng, kê vỏ đỏ, kê vỏ trắng với số lượng bằng nhau hoặc nhiều kê vàng, nhiều kê đỏ hõn tuỳ mùa), 20% hạt yến mạch, 20% hạt cải xanh, 10% hạt mè (hạt vừng) gồm 5% mè đen+5% mè vàng. Có thể cho thêm hoặc thay vào kê một chút thóc (lúa) loại hạt nhỏ, vỏ mềm, hoặc hạt hướng dương nhỏ. Trong trường hợp khó tìm hạt yến mạch, có thể thay thế bằng hạt xà-lách. Mỗi chú chim kích thước bình thường ăn khoảng 1-1.5 muỗng canh hạt hỗn hợp/ngày. Nếu chuồng nhỏ, chật chội, nên hạn chế số lượng hạt mè, hướng dương, vì ăn nhiều mà ít hoạt động chim sẽ béo phì. Nếu chuồng rộng rãi, chim bay nhẩy thoải mái, thì có thể tăng lượng hạt béo lên.

Cách tập cho chim hót

Nuôi chim Yến hót không nên sốt ruột vì loài chim này phải từ hai tuổi trở lên mới trưởng thành và mới hót hay. Để tập cho chim hót dài hơi cao thấp như điệu nhạc thì nên cho chim nghe thường xuyên các loại băng nhạc giành cho chim. Khi chim đã cất tiếng hót nếu nuôi nhiều hãy tách chúng ta mỗi con một đoạn sau đó mở nhạc từ đó chúng có thể ganh đua kéo dài tiếng hót, luyện giọng cùng nhau.

Phòng bệnh

Trong quá trình nuôi chim Yến bạn phải thật sự chú ý, nếu chim Yến thay lông mỗi năm một lần thì đó là chuyện bình thường nhưng nếu thấy hiện tượng rụng không đồng đều theo từng mảng và không mọc lại nữa thì đó là biểu hiện của bệnh rụng lông. Tuy không phải là một bệnh nghiêm trọng, nhưng là một bệnh dai dẳng, âm thầm sẽ khiến chim suy nhược dần dẫn đến còi cọc do đó phải có cách can thiệp ngay nếu không chim sẽ rất xấu xí, hót uể oải.

Thứ Tư, 22 tháng 3, 2017

kỹ thuật nuôi chim Yến Phụng

Kỹ thuật nuôi chim Yến Phụng làm cảnh có thể nuôi theo cặp hoặc theo bầy đàn. Nhưng nuôi thế nào, cách chăm sóc và huấn luyện chim giống ra sao không phải ai cũng biết.

Loài chim Yến Phụng thuộc bộ vẹt, xuất xứ từ châu Úc, tên khoa học là Melopsittacus undulatus, nó được xếp vào nhóm vẹt nhỏ đuôi dài. Ngoài thiên nhiên chim Yến Phụng là loài chim nhỏ không có khả năng chiến đấu tự vệ. Cách để chúng tự bảo vệ mình chính là nhờ vào sự nhanh nhẹn, tốc độ bay và khả năng ngụy trang cực đỉnh của mình. Để làm được như vậy là do nhờ vào bộ lông màu xanh và viền nâu đen cho giống với môi trường xung quanh nó để dễ dàng lẩn vào các tán lá.

Ngoài ra, những cá thể có màu vàng đôi khi cũng xuất hiện ngoài thiên nhiên, là một sự đột biến gen sắc tố, nhưng nó nhanh chóng bị tiêu diệt vì bộ lông sặc sỡ quá lộ liễu so với đồng loại.
Chim Yến Phụng có bộ lông rực rỡ sắc màu. Ảnh minh họa

Lồng nuôi

Nên lựa chọn lồng rộng rãi thoáng đãng để chim có thể tự do bay nhảy. Nếu nuôi theo cặp cần càng phải có chiếc lồng đủ rộng cho chúng tha hồ hoạt động. Kích thước phù hợp nhất cho lồng nuôi chim Yến Phụng là khoảng 80cm x 40cm x 40cm. Khi đem chim về nuôi nên nhẹ nhàng thả vào lồng tránh làm chim hốt hoảng. Để tạo không gian để chim có thể hòa nhập nhanh thì cần trang bị sẵn các trò chơi cho chim thư giản như: đánh đu, nhánh cây…Vị trí treo lồng không được quá nắng hay bị hắt mưa. Tránh tầm với của mèo, chuột.

Kỹ thuật nuôi chim Yến Phụng

Chim Yến Phụng hiện nay rất được ưa chuộng để nuôi bởi vẻ ngoài bắt mắt với màu sắc sặc sỡ của nó. Đặc biệt, kỹ thuật nuôi chim Yến Phụng không khó khăn như nhiều loài chim cảnh khác bởi chúng có thể sống theo bầy đàn.

Để nuôi được những con chim Yến Phụng tốt đó là quan tâm đến nơi ở của chúng. Chuồng trại của chim Yến Phụng được chia làm 2 nơi rõ ràng đó là phần ở riêng và phần sinh sản riêng. Riêng phần đẻ trứng và nuôi con cần làm tỉ mỉ, chu đáo. Cửa cần làm rộng, đủ để có thể cho thức ăn vào trong mùa chim Yến Phụng sinh sản. Vì chim sống theo đàn được nên khi làm chuồng có thể làm thật to, sau đó ngăn cách các tổ với nhau. Phần nhà được ngăn bằng các vách, sạch sẽ, có máng ăn, máng nước cho chim, khoảng cách các tổ nên đều nhau.
Kỹ thuật nuôi chim Yến Phụng có thể theo bầy đàn hay từng cặp. Ảnh minh họa

Dinh dưỡng nuôi chim Yến Phụng

Chúng thích ăn rau quả như xà lách, rau cải, rau muống, bắp cải, táo ngọt, thậm chí cả một lát cam vàng cũng đủ cho chúng vui tươi. Ngoài ra chim Yến Phụng thích ăn thóc kết hợp với kê theo tỉ lệ 1:1. Trong thời kì sinh sản thì tỉ lệ thay đổi thóc 1: kê 1,5. Thỉnh thoảng cho ăn ngô và các loại rau như xà lách, rau muống…để cung cấp canxi khi chim non sắp chào đời được cứng cáp.

Tắm cho chim

Chim Yến Phụng rất thích tắm nên hãy chăm chỉ tắm cho chúng hàng ngày. Khi tắm cũng là thời gian
để bạn tiếp xúc với chim nhiều hơn. Khi tắm xong, Yến Phụng thường chọn nơi có ánh nắng chan hòa mà sưỏi ấm.

Các bệnh thường gặp trên chim Yến Phụng
Nuôi chim Yến Phụng phải để ý vì chúng thường bị tiêu chảy khi ăn phải thức ăn nhiễm bẩn, do đó nên cẩn trọng trong khâu lựa chọn thức ăn an toàn cho chim. Trường hợp bị nhẹ chim sẽ tự khỏi, nếu không bạn có thể ra ngoài mua thuốc tiêu chảy cho chim. Các chuồng nên thiết kế có máng phân để dễ dàng vệ sinh và hạn chế chim bị mạt cắn. Các chuồng gà, bồ câu cũng có thể lây lan bệnh cho chim Yến Phụng, tốt nhất nên để các lồng xa nhau.
Để tạo ra được những chú chim Yến Phụng đẹp như thành viên trong gia đình bạn phải thường xuyên chăm sóc, tạo thói quen cho chim. Ảnh minh họa

Giao phối sinh sản

Trước tiên cần ghép các cặp chim Yến Phụng trống mái với nhau. Sau vài lần tự làm quen trong đàn chúng sẽ tự ghép đôi và làm tổ sinh sản. Khi sinh sản, cả Yến Phụng trống mái đều cùng nhau chăm sóc trứng tới khi nở và cùng nhau chăm sóc con sau khi nở. Sau khi Yến Phụng con cứng cáp, người nuôi có thể hoàn toàn tách khỏi cặp bố mẹ. Sau một thời gian trưởng thành, chim Yến Phụng con sẽ bắt đầu bước vào thời kì sinh sản đầu tiên. Cứ như thế, những cặp Yến Phụng mới lại được tạo ra và nhanh chóng bạn có được cả đàn Yến Phụng tuyệt đẹp.