This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim Yến

 Chế độ ăn đơn giản, chuồng nuôi không cầu kỳ, chỉ mất chút thời gian tập luyện để chim hót hay nên phong trào nuôi chim Yến hót nở rộ trong thời gian gần đây. Vậy kỹ thuật nuôi cụ thể ra sao? cách chăm sóc như thế nào?
Chim Yến có rất nhiều màu như trắng, lông vàng, nâu có sọc, vàng xanh có sọc, đỏ. Chim Yến màu có hai giống đã được nhập cảng từ Pháp và từ Nhật Bản. Chim Yến hót hay còn được gọi là Canary có nhiều người sử dụng chim Yến là loài nuôi chim cảnh làm giàu tuy nhiên để chúng sống lâu mà vẫn hót được hay thì cần kỹ thuật nuôi cơ bản và chố độ dinh dưỡng thật đảm bảo.

Chọn giống

Vì chim Yến có nhiều màu sắc khác nhau nên tùy theo sở thích mà bạn chọn. Phải chú ý đối với chim thuần màu không nên mua chim có sợi màu trắng, có thể xem phần lông mặt dưới đuôi phía hậu môn để biết độ thuần của màu lông. Một số người chấp nhận mua những con chim đẹp giá cao nhưng mua về 1 thời gian thì thấy lông cánh hoặc đuôi mọc ra sợi lông trắng, mất giá trị thẩm mỹ, đấy là do người bán đã nhổ sợi lông trắng đi trước khi bán.
Nuôi chim Yến hót hay không cần phải quá cầu kỳ trong khâu chọn lồng, chỉ cần thoáng, tiện dùng, dễ treo dễ di chuyển và nhất là dễ làm vệ sinh. Thường nên chọn lồng có dường kính 30cm hay lớn hơn dều được và cao 40cm là vừa.

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim Yến hót hay

Kỹ thuật nuôi chim Yến hót bạn nên chọn lựa chim vẫn còn non khoảng 30 ngày tuổi, nhiều nhất là 60 ngày. Giai đoạn nầy rất quan trọng trong cuộc đời của chim nếu ta nuôi không tốt thì ảnh hưởng rất nhiều đến tiếng hót của chim trống và sinh sản của chim mái sau này. Vì thế ta phải cho ăn đù chất để chim phát triễn tốt.

Do chim non vẫn chưa biết ăn nên sử dụng các loại thức ăn mềm như bnh mì nhúng nước, trứng luộc thật chín và rau xanh cùng với hạt kê tán nhuyển. Khi chim từ 2 tháng đến 5 tháng thời gian này phải cho ăn theo chế độ chim hậu bị vì nếu ta cho ăn tốt quá thì ảnh hưởng cho sinh đẻ sau này tránh trình trạng chim bị mập sẽ dẩn đến đẽ trứng nhỏ , đẽ ít ...
Công thức thông thường: 50% kê (bao gồm tất cả các loại kê vỏ vàng, kê vỏ đỏ, kê vỏ trắng với số lượng bằng nhau hoặc nhiều kê vàng, nhiều kê đỏ hõn tuỳ mùa), 20% hạt yến mạch, 20% hạt cải xanh, 10% hạt mè (hạt vừng) gồm 5% mè đen+5% mè vàng. Có thể cho thêm hoặc thay vào kê một chút thóc (lúa) loại hạt nhỏ, vỏ mềm, hoặc hạt hướng dương nhỏ. Trong trường hợp khó tìm hạt yến mạch, có thể thay thế bằng hạt xà-lách. Mỗi chú chim kích thước bình thường ăn khoảng 1-1.5 muỗng canh hạt hỗn hợp/ngày. Nếu chuồng nhỏ, chật chội, nên hạn chế số lượng hạt mè, hướng dương, vì ăn nhiều mà ít hoạt động chim sẽ béo phì. Nếu chuồng rộng rãi, chim bay nhẩy thoải mái, thì có thể tăng lượng hạt béo lên.

Cách tập cho chim hót

Nuôi chim Yến hót không nên sốt ruột vì loài chim này phải từ hai tuổi trở lên mới trưởng thành và mới hót hay. Để tập cho chim hót dài hơi cao thấp như điệu nhạc thì nên cho chim nghe thường xuyên các loại băng nhạc giành cho chim. Khi chim đã cất tiếng hót nếu nuôi nhiều hãy tách chúng ta mỗi con một đoạn sau đó mở nhạc từ đó chúng có thể ganh đua kéo dài tiếng hót, luyện giọng cùng nhau.

Phòng bệnh

Trong quá trình nuôi chim Yến bạn phải thật sự chú ý, nếu chim Yến thay lông mỗi năm một lần thì đó là chuyện bình thường nhưng nếu thấy hiện tượng rụng không đồng đều theo từng mảng và không mọc lại nữa thì đó là biểu hiện của bệnh rụng lông. Tuy không phải là một bệnh nghiêm trọng, nhưng là một bệnh dai dẳng, âm thầm sẽ khiến chim suy nhược dần dẫn đến còi cọc do đó phải có cách can thiệp ngay nếu không chim sẽ rất xấu xí, hót uể oải.

Thứ Tư, 22 tháng 3, 2017

kỹ thuật nuôi chim Yến Phụng

Kỹ thuật nuôi chim Yến Phụng làm cảnh có thể nuôi theo cặp hoặc theo bầy đàn. Nhưng nuôi thế nào, cách chăm sóc và huấn luyện chim giống ra sao không phải ai cũng biết.

Loài chim Yến Phụng thuộc bộ vẹt, xuất xứ từ châu Úc, tên khoa học là Melopsittacus undulatus, nó được xếp vào nhóm vẹt nhỏ đuôi dài. Ngoài thiên nhiên chim Yến Phụng là loài chim nhỏ không có khả năng chiến đấu tự vệ. Cách để chúng tự bảo vệ mình chính là nhờ vào sự nhanh nhẹn, tốc độ bay và khả năng ngụy trang cực đỉnh của mình. Để làm được như vậy là do nhờ vào bộ lông màu xanh và viền nâu đen cho giống với môi trường xung quanh nó để dễ dàng lẩn vào các tán lá.

Ngoài ra, những cá thể có màu vàng đôi khi cũng xuất hiện ngoài thiên nhiên, là một sự đột biến gen sắc tố, nhưng nó nhanh chóng bị tiêu diệt vì bộ lông sặc sỡ quá lộ liễu so với đồng loại.
Chim Yến Phụng có bộ lông rực rỡ sắc màu. Ảnh minh họa

Lồng nuôi

Nên lựa chọn lồng rộng rãi thoáng đãng để chim có thể tự do bay nhảy. Nếu nuôi theo cặp cần càng phải có chiếc lồng đủ rộng cho chúng tha hồ hoạt động. Kích thước phù hợp nhất cho lồng nuôi chim Yến Phụng là khoảng 80cm x 40cm x 40cm. Khi đem chim về nuôi nên nhẹ nhàng thả vào lồng tránh làm chim hốt hoảng. Để tạo không gian để chim có thể hòa nhập nhanh thì cần trang bị sẵn các trò chơi cho chim thư giản như: đánh đu, nhánh cây…Vị trí treo lồng không được quá nắng hay bị hắt mưa. Tránh tầm với của mèo, chuột.

Kỹ thuật nuôi chim Yến Phụng

Chim Yến Phụng hiện nay rất được ưa chuộng để nuôi bởi vẻ ngoài bắt mắt với màu sắc sặc sỡ của nó. Đặc biệt, kỹ thuật nuôi chim Yến Phụng không khó khăn như nhiều loài chim cảnh khác bởi chúng có thể sống theo bầy đàn.

Để nuôi được những con chim Yến Phụng tốt đó là quan tâm đến nơi ở của chúng. Chuồng trại của chim Yến Phụng được chia làm 2 nơi rõ ràng đó là phần ở riêng và phần sinh sản riêng. Riêng phần đẻ trứng và nuôi con cần làm tỉ mỉ, chu đáo. Cửa cần làm rộng, đủ để có thể cho thức ăn vào trong mùa chim Yến Phụng sinh sản. Vì chim sống theo đàn được nên khi làm chuồng có thể làm thật to, sau đó ngăn cách các tổ với nhau. Phần nhà được ngăn bằng các vách, sạch sẽ, có máng ăn, máng nước cho chim, khoảng cách các tổ nên đều nhau.
Kỹ thuật nuôi chim Yến Phụng có thể theo bầy đàn hay từng cặp. Ảnh minh họa

Dinh dưỡng nuôi chim Yến Phụng

Chúng thích ăn rau quả như xà lách, rau cải, rau muống, bắp cải, táo ngọt, thậm chí cả một lát cam vàng cũng đủ cho chúng vui tươi. Ngoài ra chim Yến Phụng thích ăn thóc kết hợp với kê theo tỉ lệ 1:1. Trong thời kì sinh sản thì tỉ lệ thay đổi thóc 1: kê 1,5. Thỉnh thoảng cho ăn ngô và các loại rau như xà lách, rau muống…để cung cấp canxi khi chim non sắp chào đời được cứng cáp.

Tắm cho chim

Chim Yến Phụng rất thích tắm nên hãy chăm chỉ tắm cho chúng hàng ngày. Khi tắm cũng là thời gian
để bạn tiếp xúc với chim nhiều hơn. Khi tắm xong, Yến Phụng thường chọn nơi có ánh nắng chan hòa mà sưỏi ấm.

Các bệnh thường gặp trên chim Yến Phụng
Nuôi chim Yến Phụng phải để ý vì chúng thường bị tiêu chảy khi ăn phải thức ăn nhiễm bẩn, do đó nên cẩn trọng trong khâu lựa chọn thức ăn an toàn cho chim. Trường hợp bị nhẹ chim sẽ tự khỏi, nếu không bạn có thể ra ngoài mua thuốc tiêu chảy cho chim. Các chuồng nên thiết kế có máng phân để dễ dàng vệ sinh và hạn chế chim bị mạt cắn. Các chuồng gà, bồ câu cũng có thể lây lan bệnh cho chim Yến Phụng, tốt nhất nên để các lồng xa nhau.
Để tạo ra được những chú chim Yến Phụng đẹp như thành viên trong gia đình bạn phải thường xuyên chăm sóc, tạo thói quen cho chim. Ảnh minh họa

Giao phối sinh sản

Trước tiên cần ghép các cặp chim Yến Phụng trống mái với nhau. Sau vài lần tự làm quen trong đàn chúng sẽ tự ghép đôi và làm tổ sinh sản. Khi sinh sản, cả Yến Phụng trống mái đều cùng nhau chăm sóc trứng tới khi nở và cùng nhau chăm sóc con sau khi nở. Sau khi Yến Phụng con cứng cáp, người nuôi có thể hoàn toàn tách khỏi cặp bố mẹ. Sau một thời gian trưởng thành, chim Yến Phụng con sẽ bắt đầu bước vào thời kì sinh sản đầu tiên. Cứ như thế, những cặp Yến Phụng mới lại được tạo ra và nhanh chóng bạn có được cả đàn Yến Phụng tuyệt đẹp.

Thứ Ba, 14 tháng 3, 2017

Hình ảnh đẹp những người đàn đà nuôi chim sẻ

Hà Nội đang quyết liệt ra quân làm sạch vỉa hè. Quán trà đá của ba người đàn bà không chồng chắc cũng sắp “ra đi”, sau hơn 30 năm tồn tại. Những chú chim sẻ sẽ bay về đâu khi vắng người chăm sóc? Câu chuyện lấy lại vỉa hè, tuy có gây xáo trộn nhất định trong công cuộc mưu sinh của ba người đàn bà đặc biệt này, song họ khẳng định: Có thể ngừng bán nước nhưng không thể bỏ đói đàn chim trời.

Thích thì nuôi, đã nuôi đừng tính!

Quán trà đá nằm khiêm tốn ở ngã tư phố Bà Triệu, giao với phố Tô Hiến Thành (Hà Nội) thoạt qua chẳng có gì đặc biệt. Quán bán nhân trần, nước trà, vài thanh kẹo cao su… như bao quán trà đá vỉa hè nhan nhan ở thủ đô. Tham gia bán hàng gồm 3 người đàn bà, chính là ba mẹ con.

Người mẹ đã ngoài 70 tuổi, chồng mất đã lâu. Những đứa con dư tuổi cập kê song vẫn trong tình trạng độc thân. Họ đã ngồi ở đây vài chục năm nay, khi bà Hoành còn bán bánh cuốn trên một cái mẹt nhỏ. Bây giờ bà Hoành qua đời, thương hiệu bánh cuốn bà Hoành trở nên nức tiếng thủ đô, làm nhộn nhịp cả một đoạn phố Tô Hiến Thành.

Những người có tuổi sống lâu ở Hà Nội nói rằng: Tô Hiến Thành là con phố “đất lành, chim đậu”. Nhưng Hà Nội hôm nay, không còn yên ả để lắng nghe những biến chuyển tinh vi của thời tiết nơi những phố dài “xao xác hơi may”. Vì thế, có ai ngờ giữa chốn “phố phường chật hẹp, người đông đúc”, lại mọc ra một quán trà đá vỉa hè, ở đó người ta vừa được thưởng trà, vừa được nghe tiếng chim ríu rít, cứ vài phút lũ chim sẻ sà xuống ăn thóc, rồi lại bay lên, níu đời sống phút chốc chậm lại, thanh bình.
Đàn chim trời sà xuống ăn thóc.
Nhưng khách uống trà cứ việc uống, đừng hỏi han chủ quán trà. Người mẹ ngoài 70 tuổi, có cái tên giản dị: Nguyễn Thị Tim. Bà Tim chân đã chậm, mắt đã mờ, chẳng ưa giao lưu với khách hàng, cứ lùi lũi phục vụ khách trong yên lặng, xong việc bà ngồi lên chiếc ghế gỗ, đầu đội chiếc nón cũ, mắt nhìn vào vô định.

Cứ đụng đến chuyện nuôi chim trời, bà tỏ rõ sự khó chịu: “Ối người tìm đến đây. Nhưng tôi không thích viết về tôi. Có phóng viên còn tìm vào tận nhà tôi, tôi không cho phỏng vấn. Tôi thích nuôi thì nuôi, không nuôi thì thôi chứ phỏng vấn làm gì? Cô đi mà nuôi chim cho người ta phỏng vấn cho”. Lí do bà không ưa cánh báo chí: “Ngồi thì dai, mất thời gian, phỏng vấn, phỏng viếc”.

Chỉ còn cách “chọc” vào đàn chim trời mới khiến người đàn bà ngại nói ấy cất lời: “Chim có ăn cơm thiu không bà, bởi xung quanh đây có nhiều cửa hàng ăn uống, thừa nhiều thức ăn?”, tôi hỏi. Bà cau mặt: “Chim này chỉ ăn gạo ngon, gạo thiu nó không ăn, cứ ngửi thấy là nó bay đi luôn”. Rồi bà khen chim như khen lũ cháu nhỏ: “Bọn này khôn lắm, gẩy ra từng vẩy thóc để lấy gạo bên trong. Nó thích ăn gạo xát còn thô, còn cám”.

Nhưng khi tôi hỏi: “Một tháng bà hết bao nhiêu cân thóc?”. Mới vừa vui chuyện, giọng bà đã chuyển ngay sang nhấm nhẳng: “Cứ cho ăn bừa, chả biết. Mà cô hỏi làm gì? Tôi thích thì tôi nuôi, đã nuôi thì đừng tính”. Và tôi chỉ còn biết ngồi im lặng, ngắm chim. Những chú chim sẻ chũn chĩn, đứng trên đôi chân bé xíu thong thả nhằn thóc, ăn xong có khi còn ra bát nước, uống nước, rồi mới bay lên đám cây quanh đó, cất tiếng líu ríu suốt ngày.
Bà Nguyễn Thị Tim bên quán trà đá vỉa hè.

Chẳng lợi dụng vỉa hè

Bà Nguyễn Thị Tim sinh được ba cô con gái. Cô út đã lấy chồng. Hai cô con gái lớn ở cùng bà. Cô đầu sinh năm 1971, cô thứ hai sinh năm 1979. Cô con gái thứ hai, giống bà Tim từ khuôn mặt đến sự ngại giao tiếp. Cô con gái cả cởi mở hơn, hồn nhiên hơn.

Hỏi chuyện nuôi chim, chị trở nên háo hức, mang khoe những video về chim mà chị đã quay trong bao ngày, được lưu cẩn thận trong chiếc điện thoại thông minh. Chị kể: “Nhà tôi nuôi mấy chục năm nay rồi. Từ ngày đầu bán hàng, chúng tôi tò mò khi thấy mấy con chim sà xuống kiếm thức ăn. Thế rồi chúng tôi thử cho nó ăn, chúng ăn ngon lành, con nọ mách con kia thành đàn, tụ họp ở đây”.

Tôi tò mò hỏi chị: “Những năm bao cấp, gia đình nào hầu như cũng trong tình trạng khó khăn, thiếu thốn. Nhà chị trông chờ vào hàng nước, sao còn đủ nuôi chim?”. Chị cười: “Nhà nào thời bao cấp mà chả thiếu ăn. Tôi cũng trải qua thời bao cấp, tôi quá rõ. Ăn gạo hẩm là chuyện bình thường. Có những tháng bố mẹ chi tiêu không biết cách tằn tiệt, cuối tháng mốc mồm chả có gì mà ăn.

Nhưng việc nuôi chim vẫn cứ nuôi. Hồi đó cho ăn gạo bình thường thôi, rồi dần dần theo thời gian nó mới ăn kiểu như bây giờ”. Những người đàn bà cũng chịu khó đổi món cho chim: “Cơm chúng cũng ăn, bánh mỳ chúng cũng ăn. Nhưng cơm phải ngon, không phải gạo tám, gạo chín gì, mà là cơm không được bốc mùi, chúng chê ngay. Gạo cũng phải là loại gạo mới”.

Bây giờ, bà Nguyễn Thị Tim đã cao tuổi, các con gái của bà nhận nhiệm vụ đi mua thóc cho chim. Họ chiều chim, thả cửa cho chim ăn, không phụ thuộc giờ giấc, lúc nào chim sà xuống vỉa hè đều có đồ ăn: “Ăn bao giờ no thì thôi”. Con gái cả của bà Tim tiết lộ: “Mỗi ngày chúng ăn hết chừng 2- 3 kg thóc, là tôi đoán vậy thôi”.

Hà Nội đang trong chiến dịch quyết liệt làm sạch vỉa hè. Tôi hỏi chị: “Nhà mình bị nhắc nhở chưa?”. Chị bình thản: “Tôi đã biết rồi. Chủ trương của nhà nước, không nên chống lại”. Tôi lo đàn chim sẽ bị đói. Chị trấn an: “Chuyện vỉa hè là chuyện vỉa hè. Chuyện nuôi chim là chuyện nuôi chim. Việc nào ra việc nấy. Chúng chết đói sao được. Chúng tôi bán cũng được, không bán cũng được nhưng chẳng lẽ bỏ đói đàn chim à?”. Lại thấy lo cho chị, tôi hỏi tiếp: “Không bán nước nữa chị làm gì?”.

Chị cười: “Thiếu gì việc, quan niệm của tôi, việc không phải do mọi người tạo nên cho mình mà là mình tạo cho mình. Không nên nghĩ tiêu cực”. Chị nhiệt tình với vấn đề thời sự: “Vỉa hè chắc chắn là dẹp khó. Thực ra nó là nét văn hóa, nhưng phải biết cách. Nhiều người vô ý ngồi tràn lan ra không để lối cho người đi bộ nên nhà nước làm vậy có sai đâu?”.

Những lời nói của chị khiến tôi ngạc nhiên: “Chị gương mẫu quá!”. Người đàn bà chưa chồng lắc đầu: “Tôi không cần khen. Giống như chuyện nuôi chim. Tôi nuôi chim không phải để quay phim, chụp ảnh. Tôi không thích được nói đến, bởi tôi có phải người nổi tiếng đâu. Tôi thích nuôi động vật thì tôi nuôi thôi”.

Chị kể, có lần gia đình chị nuôi một con gà rất đẹp, chẳng may đúng thời điểm dịch cúm gia cầm bùng phát, cả nhà chẳng ai nỡ giết gà, phải cho người quen con gà đó, để họ làm thịt. Người đàn bà sinh năm 1971 còn nuôi cả chó. Chị mang chó đi dạo khắp nơi, mang theo cả túi nilon, đề phòng trường hợp chó gây bẩn, chị sẽ dọn và làm sạch ngay, không để ảnh hưởng tới cộng đồng.

Như việc nuôi chim trời, sau một ngày vãi thức ăn ra vỉa hè, trước khi dọn quán, bao giờ chị cũng quét dọn tử tế, trả lại vỉa hè sạch sẽ. Cùng với chim trời, ở quán trà đá, chị nuôi cả mèo hoang. Có một chú mèo cứ loanh quanh ở gần quán nước, ngày nào cũng được chị mang thức ăn tới cho ăn. Gói thức ăn của mèo để một góc, còn thức ăn của chim được để trên những hốc cột điện.


Cả bà Nguyễn Thị Tim và các con gái đều thú nhận: Chim sẻ bây giờ không còn đông đúc như xưa. Bà Tim ghét chuyện giết chim. Những chú chim ở vỉa hè được bà bảo vệ: “Không ai dám bắn mấy con chim này khi có mặt tôi!”. Tuy nhiên, bà cũng đã già, các con bà cũng không còn trẻ, chẳng ai có thể “canh” chim qua đêm.

Cô con gái cả của bà tâm sự: “Làm gì cũng phải nuôi nguồn. Như người nước ngoài câu cá ấy, người ta chỉ lấy con nào đủ tiêu chuẩn, con nào còn nhỏ người ta thả lại. Ở mình thì cứ chơi tất. Không bảo tồn, không nuôi dưỡng nguồn thì chim chóc cũng cạn kiệt chứ sao?”. Mấy năm trước, người ta đồn nhau tiết chim sẻ có tác dụng cường dương, bổ thận. Thế là có một chiến dịch săn loài chim bé bỏng này.

Một người hàng xóm cũ của bà Tim cho biết: Trước đây, quán nước của bà Tim cũng từng bị “đuổi” để lấy chỗ trông xe nhưng có một vị chức sắc đã can thiệp, bởi ông thương những người đàn bà mưu sinh bằng quán trà đá, còn nuôi cả đàn chim trời. “Biết đâu, vì gia đình chị làm đẹp cho phố xá bằng việc nuôi chim mà người ta không dẹp quán nước này?”, tôi hỏi. Người đàn bà đã gần ngũ tuần kiên quyết không nhận sự ưu tiên: “Tôi chẳng lợi dụng nuôi chim để được bán nước vỉa hè”. Rồi chị nhắc lại lí do chị và gia đình nuôi chim trời: “Tôi thích thì tôi nuôi thôi”.

Lúc này, có người đàn ông dựng xe ở vỉa hè sát chỗ chim ăn, chị ngừng chuyện, quay ra quát: “Anh ơi, anh chẳng tránh ra cho chim ăn thì thôi, anh còn soi nó. Em đang cho chúng ăn đây này, anh đứng đây che hết, chúng không có chỗ ăn”. Trong bóng chiều, mặc dòng xe hối hả trên đường, đàn chim trời vẫn tự tin sà xuống vỉa hè mổ thóc. Tôi hỏi người đàn bà: “Chị tên gì?”. Chị cảnh giác: “Tôi không có tên. Này đừng có chụp ảnh tôi đấy nhé”.

Thứ Năm, 9 tháng 3, 2017

Kĩ thuật nuôi chim Yến Phụng

Kỹ thuật nuôi chim Yến Phụng làm cảnh có thể nuôi theo cặp hoặc theo bầy đàn. Nhưng nuôi thế nào, cách chăm sóc và huấn luyện chim giống ra sao không phải ai cũng biết.

Loài chim Yến Phụng thuộc bộ vẹt, xuất xứ từ châu Úc, tên khoa học là Melopsittacus undulatus, nó được xếp vào nhóm vẹt nhỏ đuôi dài. Ngoài thiên nhiên chim Yến Phụng là loài chim nhỏ không có khả năng chiến đấu tự vệ. Cách để chúng tự bảo vệ mình chính là nhờ vào sự nhanh nhẹn, tốc độ bay và khả năng ngụy trang cực đỉnh của mình. Để làm được như vậy là do nhờ vào bộ lông màu xanh và viền nâu đen cho giống với môi trường xung quanh nó để dễ dàng lẩn vào các tán lá.

Ngoài ra, những cá thể có màu vàng đôi khi cũng xuất hiện ngoài thiên nhiên, là một sự đột biến gen sắc tố, nhưng nó nhanh chóng bị tiêu diệt vì bộ lông sặc sỡ quá lộ liễu so với đồng loại.
Chim Yến Phụng có bộ lông rực rỡ sắc màu. 

Lồng nuôi

Nên lựa chọn lồng rộng rãi thoáng đãng để chim có thể tự do bay nhảy. Nếu nuôi theo cặp cần càng phải có chiếc lồng đủ rộng cho chúng tha hồ hoạt động. Kích thước phù hợp nhất cho lồng nuôi chim Yến Phụng là khoảng 80cm x 40cm x 40cm. Khi đem chim về nuôi nên nhẹ nhàng thả vào lồng tránh làm chim hốt hoảng. Để tạo không gian để chim có thể hòa nhập nhanh thì cần trang bị sẵn các trò chơi cho chim thư giản như: đánh đu, nhánh cây…Vị trí treo lồng không được quá nắng hay bị hắt mưa. Tránh tầm với của mèo, chuột.

Kỹ thuật nuôi chim Yến Phụng

Chim Yến Phụng hiện nay rất được ưa chuộng để nuôi bởi vẻ ngoài bắt mắt với màu sắc sặc sỡ của nó. Đặc biệt, kỹ thuật nuôi chim Yến Phụng không khó khăn như nhiều loài chim cảnh khác bởi chúng có thể sống theo bầy đàn.

Để nuôi được những con chim Yến Phụng tốt đó là quan tâm đến nơi ở của chúng. Chuồng trại của chim Yến Phụng được chia làm 2 nơi rõ ràng đó là phần ở riêng và phần sinh sản riêng. Riêng phần đẻ trứng và nuôi con cần làm tỉ mỉ, chu đáo. Cửa cần làm rộng, đủ để có thể cho thức ăn vào trong mùa chim Yến Phụng sinh sản. Vì chim sống theo đàn được nên khi làm chuồng có thể làm thật to, sau đó ngăn cách các tổ với nhau. Phần nhà được ngăn bằng các vách, sạch sẽ, có máng ăn, máng nước cho chim, khoảng cách các tổ nên đều nhau.
Kỹ thuật nuôi chim Yến Phụng có thể theo bầy đàn hay từng cặp.

Dinh dưỡng nuôi chim Yến Phụng

Chúng thích ăn rau quả như xà lách, rau cải, rau muống, bắp cải, táo ngọt, thậm chí cả một lát cam vàng cũng đủ cho chúng vui tươi. Ngoài ra chim Yến Phụng thích ăn thóc kết hợp với kê theo tỉ lệ 1:1. Trong thời kì sinh sản thì tỉ lệ thay đổi thóc 1: kê 1,5. Thỉnh thoảng cho ăn ngô và các loại rau như xà lách, rau muống…để cung cấp canxi khi chim non sắp chào đời được cứng cáp.

Tắm cho chim

Chim Yến Phụng rất thích tắm nên hãy chăm chỉ tắm cho chúng hàng ngày. Khi tắm cũng là thời gian để bạn tiếp xúc với chim nhiều hơn. Khi tắm xong, Yến Phụng thường chọn nơi có ánh nắng chan hòa mà sưỏi ấm.

Các bệnh thường gặp trên chim Yến Phụng

Nuôi chim Yến Phụng phải để ý vì chúng thường bị tiêu chảy khi ăn phải thức ăn nhiễm bẩn, do đó nên cẩn trọng trong khâu lựa chọn thức ăn an toàn cho chim. Trường hợp bị nhẹ chim sẽ tự khỏi, nếu không bạn có thể ra ngoài mua thuốc tiêu chảy cho chim. Các chuồng nên thiết kế có máng phân để dễ dàng vệ sinh và hạn chế chim bị mạt cắn. Các chuồng gà, bồ câu cũng có thể lây lan bệnh cho chim Yến Phụng, tốt nhất nên để các lồng xa nhau.
Để tạo ra được những chú chim Yến Phụng đẹp như thành viên trong gia đình bạn phải thường xuyên chăm sóc, tạo thói quen cho chim. 

Giao phối sinh sản

Trước tiên cần ghép các cặp chim Yến Phụng trống mái với nhau. Sau vài lần tự làm quen trong đàn chúng sẽ tự ghép đôi và làm tổ sinh sản. Khi sinh sản, cả Yến Phụng trống mái đều cùng nhau chăm sóc trứng tới khi nở và cùng nhau chăm sóc con sau khi nở. Sau khi Yến Phụng con cứng cáp, người nuôi có thể hoàn toàn tách khỏi cặp bố mẹ. Sau một thời gian trưởng thành, chim Yến Phụng con sẽ bắt đầu bước vào thời kì sinh sản đầu tiên. Cứ như thế, những cặp Yến Phụng mới lại được tạo ra và nhanh chóng bạn có được cả đàn Yến Phụng tuyệt đẹp.

Thứ Tư, 1 tháng 3, 2017

Hướng dẫn nuôi và chăm sóc chim họa mi

Kỹ thuật nuôi chim Họa Mi hót hay không phải đơn giản bởi đây là loại chim rừng khá nhút nhát nên mất rất nhiều thời gian thuần hóa.




Kỹ thuật nuôi chim cảnh ngày càng phát triển và lan rộng, một phần là nhờ vào mong muốn được nghe những tiếng hót véo von, lanh lãnh có thể đi vào lòng người, đem đến tính giải trí cao của các loài chim cảnh. Mà nhắc đến tiếng hót hay, không thể không nhắc đến tiếng hót của chim Họa Mi.

Chim Họa Mi xứng đáng là giọng hót bậc thầy của các loài chim. Trong tự nhiên Họa Mi là chim rừng sống rất nhiều ở Trung Quốc, ở VIệt Nam chúng sống nhiều ở trên các tỉnh miền núi phía bắc như Lạng Sơn, Lai Châu, Sơn La,…. Chủ yếu là vùng rừng rậm núi cao, khí hậu mát, lạnh. Vậy làm sao để có được kỹ thuật nuôi chim Họa Mi và thuần hóa chúng thành con vật nuôi quen thuộc trong nhà mà lại có giọng hát hay. Dưới đây là các bước kỹ thuật nuôi chim Họa Mi tại nhà đơn giản nhất.

Chim Họa Mi là loài hót cực hay. 

Chọn giống


Điều đầu tiên, muốn sở hữu một con Họa Mi hót nhiều, hót hay thì khi chọn mua phải chọn được con tốt và cần chú ý những đặc điểm cơ thể như đầu chim Họa Mi có rất nhiều hình dạng, nên chọn loại xà đầu (đầu rắn), tức là nhìn ngang thấy mỏ trên với trán và đỉnh đầu tạo thành một đường thẳng. Chọn lông tơi, xốp, mềm. Lông đầu mỏng, ôm sát da đầu, lông cánh mềm. Chọn cẳng chân to, các vảy chân có viền thẫm, ngón ngắn, móng mèo. Mắt chim Họa Mi không có giác mạc, cụ thể là lồng đen mà có nhiều màu. Phải chọn con có chấm đen ở đồng tử nhỏ hơn những con khác. Từ đồng tử lóe ra 4 tia mắt, nên chọn tia càng to, càng rõ, càng dày càng tốt.

Lồng chim


Lồng nuôi Họa Mi khoảng 60 nan là được, đường kính đáy lồng khoảng 40 phân hoặc có thể nhỏ hơn. Có thể dùng lồng tre hoặc mây. Mỗi lần tắm cho chim là mỗi lần vệ sinh lồng cho nó, ta phải cọ sạch nước và quét hết rác bên dưới đáy lồng cho kỹ. Họa Mi là loài chim ưa khí hậu lạnh nên không cần cho phơi nắng nhiều, nếu để ở nới có nhiều gió chim dễ chết đột ngột, tốt nhất là tối đi ngủ nên đậy kín áo lồng lại.

Kỹ thuật nuôi chim Họa Mi
Nếu có kỹ thuật nuôi chim Họa Mi đúng phương pháp thì chỉ trong nửa năm chim sẽ dạn người. Trong quá trình nuôi khoảng 1 tuần thấy chim bớt nhát thì hé áo lồng ra từ từ và treo chim ở chỗ ít người qua lại để chim quen dần. Chim Họa Mi tắm thì bình thường, chỉ có những lần đầu tắm cho chim nên nhẹ nhàng để tránh làm chim hoảng sợ.

Nếu là chim Họa Mi trống làm sao để nó mau dạn, ta treo 1 một chim mái ở cách xa đó, khuất mặt càng tốt. Khi nghe tiếng của chim mái, chim trống sẽ hăng lên và mau dạn người. Một chim mái có thể giúp 2-3 chim trống tăng lửa.

Nhưng để có được một chú chim Họa Mi hót hay cần phải có kỹ thuật nuôi khoa học và cách tập bài bản, kiên nhẫn. 

Dinh dưỡng


Trong số các loài chim rừng biết hót, chim Họa Mi thức ăn giản dị nhất, chỉ cần trộn gạo với trứng và cào cào là đủ. Chim Họa Mi tuy lớn con, nhưng ăn uống không tốn bao nhiêu. Mỗi ngày nó chỉ ăn một muỗng cà phê nhỏ. Muốn cho chim sung,  phải cho ăn cào cào, mỗi ngày vài ba chục con.

Lưu ý: Không đổi thức ăn đột ngột bởi Họa Mi sống ngoài thiên nhiên tuy ăn côn trùng là chính, nhưng vẫn được coi là giống chim ăn tạp. Khi nuôi nhốt trong lồng ta tập cho chung ăn thức ăn riêng. Và chim đã quen với một loại thức ăn nào đó thì ta nên cho chim ăn mãi thức ăn đó. Tất nhiên tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng của chim mà có sự thay đổi thành phần thức ăn. Nhưng nhất thiết không nên thay đổi thức ăn đột ngột, vì họa mi rất dễ “dị ứng” trước mùi vị thức ăn lạ nên dễ bị suy và thường dẫn đến việc thay lông.

Cách tập cho chim Họa Mi hót hay
Để có một con chim Họa Mi hót hay và nhiều giọng, bạn phải luôn luôn cho chim đi dượt, một con chim có tuổi lồng, già rừng thường thì là giọng rất trong và hay tiếng hót có hồn của núi rừng. Nếu chim của bạn là chim mộc hoặc mộc tức là chim mới bắt ở rừng ra thì bạn vẫn phải mang đi dượt chim, bằng cách trùm kín áo lồng để dưới đất cho nó nghe ngóng các con khác hót để bắt giọng. Trường hợp không đi dượt chim được thì mua CD họa mi trống hót để chim nghe tập giọng. Hơn nữa, nếu muốn tập cho chim hót khỏe và hay cần bỏ hết áo lồng, treo chim lên cao, yên tĩnh chim hót rất hay và nhiều giọng. Những con chim không được tập dượt thường xuyên thì có nuôi lâu trong nhà thì vẫn hót dở.