This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Tư, 17 tháng 5, 2017

Hái ra tiền từ nuôi chim công Ấn Độ

Anh Nguyễn Đình Quỳnh (31 tuổi, ngụ tại xã Long Xuyên, H.Kinh Môn, Hải Dương) đã biến thú chơi chim cảnh thành một nghề hái ra tiền và trở thành tỉ phú nhờ nuôi công.
>>>xem thêm : Các loài chim cảnh
                           thí nghiệm khoa học vui
Đến H.Kinh Môn hỏi anh Quỳnh “công” thì ai cũng biết. Anh Quỳnh có biệt danh này vì nổi tiếng khắp vùng với nghề nuôi chim công, loài chim được cho là đẹp nhất và có giá trị kinh tế cao. “Tôi vốn là lái xe hợp đồng, nhưng lại mê mấy con chim này hơn tay lái nên mới đến với nghiệp nuôi chim công”, anh Quỳnh cho biết.
Vì đam mê, anh Quỳnh đã đi khắp miền Bắc mua chim về nuôi. “Có dịp giao lưu nhiều nơi mới thấy nhu cầu của người chơi chim, chơi gà quý thì lớn mà nguồn cung ít quá nên năm 2010 tôi bắt đầu nuôi gà chín cựa, lấy giống từ Phú Thọ. Thấy ổn, tôi tiếp tục đầu tư nuôi chim trĩ” anh Quỳnh nói. Tuy nhiên, để làm giàu từ nghề này không hề dễ dàng. Năm 2011, đàn chim và gà quý của anh Quỳnh đẻ đầy trại mà không tiêu thụ được. Ngày nào anh cũng phải đi từ Hải Phòng về Hưng Yên, Hà Nội chào bán cho các nhà hàng. Có lúc bán 1 tặng 1 mà vẫn ế ẩm.
“Mệt mỏi vì đi mòn lốp xe mà không tiêu thụ được chim, gà, vợ tôi khuyên nên bỏ chơi và kinh doanh các vật nuôi này, quay trở lại với nghiệp cầm vô lăng. Nhưng tôi yêu chim quá, không bỏ được nên lên mạng internet quảng cáo thử. Đáng mừng là chỉ sau 1 tuần, hàng chục đơn hàng ở khắp cả nước đã tới tấp “bay” về. Trại nuôi chim của tôi bỗng chốc được cứu”, anh Quỳnh nói.
Thu nhập 500 triệu đồng/năm
Nhưng thành công chỉ đến với anh Quỳnh khi chàng trai này nuôi chim công Ấn Độ, loài công nhỏ hơn công Việt Nam. “Lần đầu tôi thấy công Ấn Độ là ở vườn thú Hà Nội. Tôi mê ngay và hỏi han khắp nơi để mua về. Năm 2012 thì tìm mua được 4 cặp công bố mẹ ở Ninh Bình với giá 60 triệu đồng. Hồi đó, để tìm được chim công giống khó lắm”, anh Quỳnh cho hay.
Tìm giống thì khó nhưng nuôi công lại dễ như nuôi gà. Loài này thích ăn ngô, lạc và chuối chín. Công cũng hay mắc các bệnh giống như gà nên cách chữa trị cũng không quá khó. “Hồi đầu, vì con giống có giá trị cao nên mỗi lần công bị làm sao là tôi hoảng lắm, nhất là khi tỷ lệ công con ấp ra chết đến 60%”, anh Quỳnh nói và cho biết bây giờ khi “úm” (ấp trứng - PV) thì không được “úm” dưới đất mà phải xây chuồng cao lên. Thêm vào đó là phải luyện cho công uống tỏi và tiêm vắc xin theo mùa giống như đối với gà.
Hiện mỗi quả trứng công có giá 600.000 - 800.000 đồng, một cặp công non 2 tháng tuổi chưa phân biệt được giống đực hay giống cái đã có giá 3 triệu đồng, cặp công 4 tháng tuổi giá 4 triệu đồng, một cặp công trưởng thành bán giá không dưới 20 triệu đồng. Công cái 2 tuổi bắt đầu đẻ trứng, mỗi năm đẻ được khoảng 20 quả trứng. Theo anh Quỳnh, công được nuôi trong các chuồng rộng khoảng 30 m2, vây lưới B40, mỗi chuồng 3 - 4 cặp
>>>xem thêm : thí nghiệm khoa học

Thứ Năm, 4 tháng 5, 2017

Kỹ thuật nuôi dạy vẹt cơ bản

Để từ từ làm quen với chú vẹt mới, bạn hãy làm theo các bước cơ bản sau:

Nuôi vẹt

>>>xem thêm : Sức khỏe và đời sống
                          Dinh dưỡng và sức khỏe
1. Hàng ngày vào buối sáng, hoặc buổi chiều (vào một giờ nhất định nào đó thuận tiện trong ngày), bạn hãy lấy một lát cà-rốt, hay Dưa leo, hay táo, lê, mận… tươi ngon (tùy thứ gì mà nó thích!), cầm chúm ở các đầu ngón tay, nhẹ nhàng chìa tới bên nó. Vừa mời ăn, vừa nói những lời âu yếm nhẹ nhàng, tránh đột ngột, tránh to tiếng khiến vẹt Hoảng sợ. Khi vẹt chịu lấy thức ăn, nhẹ nhàng rụt tay lại, tiếp tục đứng yên nói một vài lời âu yếm! (Đừng nghĩ vẹt không hiểu gì, tuy không hiểu lời nói, nhưng của chỉ, thái độ dịu dàng của bạn vẹt cảm nhận rất rõ, và điều này khiến nó yên tâm).

2. Sau hai, ba ngày như vậy, tiếp cận gần hơn: món ngon để trong lòng bàn tay, từ từ đưa gần tới vẹt. Các ngón tay tự do của bạn hãy chạm nhẹ vào lông ngực nó, bàn tay dần dần hơi nghiêng úp sao cho vẹt muốn ăn thì phải nghểnh cổ, cúi sâu hơn vào lòng bàn tay bạn, cũng có nghĩa là sự đụng chạm với vẹt sẽ nhiều hơn!

3. Tiếp tục tư thế úp bàn tay trên, nhưng lần này ngón cái, ngón ba-tư-năm giữ chặt lấy miếng ngon, ngón trỏ chìa ra bắt vẹt phải đứng lên ngón tay bạn thì mới lấy được thức ăn.
Nếu thành công bước này, chỉ hai ba ngày sau, bạn có thể thoải mái vuốt ve chúng!

Lưu ý: khi tiếp cận vẹt mới, không nên rụt rè, rút tay đột ngột khi nó chuẩn bị cắn. Càng sợ sệt bao nhiêu, càng cố tình rút tay bao nhiêu, vết cắn sẽ càng sâu, càng khiến vẹt kích động, sợ hãi bấy nhiêu. Hãy tự tin và dịu dàng, chậm rãi tiếp cận với vẹt, bạn sẽ tránh được những cú cắn tự vệ ban đầu khi vẹt còn lo sợ!
>>>xem thêm : Các loại chim cảnh hót hay
Trong thời gian làm quen không nên đụng chạm vào khu vực lông bụng vẹt, đây là điểm nhạy cảm, đặc biệt với vẹt mái, chúng hay khó chịu và dễ cắn lắm!
Vẹt rừng VN là một trong những loài vẹt đẹp, dễ nuôi, dạy nói không chuẩn lắm nhưng cũng được dăm ba từ, phát âm không rất rõ nhưng nghe tốt. Quan trọng là rẻ tiền, dễ nuôi và rất trung thành.
Vẹt là loại chim nuôi cảnh đáng yêu nhất. Nhu cầu giao tiếp xã hội của loài vẹt rất lớn, chúng lại thông minh nên rất dễ thuần hóa. Quan trọng là người nuôi biết yêu và tôn trọng những sở thích, thói quen sống của chúng. Rồi bạn sẽ nhanh chóng có được sự trìu mến đặc biệt của chúng dành cho mình thôi!