This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Hai, 12 tháng 12, 2016

Kỹ thuật nuôi chim cút

Kỹ Thuật Chăn Nuôi Chim Cút là bài viết hướng dẫn bà con các bước cơ bản nhất để chuẩn bị nuôi chim cút như cách chọn giống, cách làm chuồng chim cút, cách cho ăn, cách phòng bệnh,….. Mời bà con cùng tham khảo nhé.

1. Lồng úm:

Quy cách 1,5 x 1,0 x 0,5m, cách mặt đất 0,5m. Xung quanh làm bằng lưới ô vuông 1cm. Những ngày đầu mới úm, đáy lồng và xung quanh phải lót giấy, che kín, yên tĩnh và không bị lọt chân.

Mô hình nuôi chim cút của bác nông dân cho năng suất cao

2. Chuồng nuôi:

Có thể nuôi lồng hay quây nuôi nền. Quy cách lồng 1,0 x 0,5 x 0,2m, nuôi được 20-25 cút mái. Nóc lồng làm bằng vật liệu mềm, vì cút hay nhảy dựng đứng làm bể đầu. Đáy lồng dốc 2-3o để trứng lăn ra, làm bằng lưới ô vuông 1-1,5cm, để cút đi đứng thoải mái và phân lọt xuống vì hứng phân. Khi nuôi nhiều thì chồng các lồng lên nhau, cách nhau 10-12cm để đặt vỉ hứng phân. Quy cách quây nuôi nền, đường kính 1-1,5m, cao 0,4m, trên có bóng đèn và chụp sưởi, nuôi được 200-250 cút 1 tuần, 150-200 cút 2 tuần, 100-150 cút 3 tuần….

Máng ăn, máng uống: Có thể làm bằng nhôm hay nhựa treo xung quanh chuồng, quy cách dài 0,5 hoặc 1,0m, rộng 6-7cm, cao 5-6cm. Máng để úm có thể làm nhỏ và thấp hơn đặt trong chuồng. 
Thức ăn: Mỗi ngày cút ăn 20-25gr thức ăn hỗn hợp và đẻ 1 quả trứng nặng 10-11gr (bằng 10% cơ thể), cho nên thức ăn của cút phải bảo đảm yêu cầu dinh dưỡng cao, nhất là đạm, khoáng và sinh tố….

3. Nước uống:

Mỗi ngày cút uống 50-100ml nước, nhưng phải cung cấp đầy đủ nước sạch và mát cho cút uống tự do.

Sử dụng chế phẩm sinh học của CNX mang lại hiệu quả cao

4. Chăm sóc nuôi dưỡng:

Cút con 1-25 ngày: Cút con nở ra phải úm ngay. Có thể úm lồng hoặc úm nền, nhưng phải sưởi nóng lồng hoặc chuồng trước khi cho cút con vào úm.

– Nhiệt độ úm: Tuần thứ nhất 34-35oC, sau đó giảm dần mỗi tuần 3oC, đến tuần thứ 4 không phải úm nữa.

– Thoáng khí: ấm áp nhưng phải thoáng khí.

– Mật độ úm: Tuần 1: 200-250 con/m2, tuần 2: 150-200 con/m2, tuần 3: 100-150 con/m2; tuần 4: 50-100 con/m2.

– Thức ăn, nước uống: Giai đoạn úm nên đặt máng ăn, uống trong lồng, chuồng. Thức ăn giàu dinh dưỡng, nhất là đạm (26-28%), sinh tố… cho ăn nhiều trong ngày. Nên bổ sung sinh tố… vào nước cho cút uống thường xuyên.

Cút thịt 25-30 ngày: Từ ngày 25 chuyển sang chế độ nuôi thịt. Khẩu phần thức ăn vỗ béo, nhiều tinh bột, ít đạm (22-24%)… cho ăn, uống tự do cả ngày lẫn đêm. Mật độ trung bình 50-70 con/m2. Cút thịt xuất bán 40-50 ngày tuổi.

5. Chọn giống và phối giống:

Chọn giống: Chọn mua cút ở những cơ sở sản xuất giống bố mẹ. Cút giống phải khỏe mạnh, không dịch bệnh, dị tật, nhanh nhẹn, háu ăn… Tỷ lệ đẻ, ấp nở, nuôi sống cao, tăng trọng nhanh, ổn định và đồng đều… Tránh đồng huyết, dòng bố, dòng mẹ nuôi tách riêng để chọn lọc và ghép đôi giao phối… Từ ngày 25 chọn lọc những con đủ tiêu chuẩn làm giống nuôi riêng. Cút trống, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lông da bóng mượt, thân hình gọn, nhỏ hơn con cái, đầu nhỏ, mỏ ngắn, cổ dài, ngực nở, lông ngực vàng, 25 ngày tuổi nặng 70-90gr. Cút mái, đầu thanh, cổ nhỏ, lông da bóng mượt, lông ngực có đốm trắng đen, xương chậu rộng, hậu môn nở, đỏ hồng và mềm mại… Trọng lượng lớn hơn cút trống.

– Phối giống: Phải trên 3 tháng mới cho phối giống, phối giống sớm quá sẽ làm cho bầy cút mau tàn…

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2016

Các mẫu chuồng nuôi chim cảnh

Với nhiều năm kinh nghiệm trong sản xuất chăn nuôi,với đội ngũ kỹ thuật lành nghề sẽ tư vấn và thiết kế các loại mô hình chuồng trại phù hợp với từng điều kiện để tối thiểu chi phí và đạt năng suất cao nhất






Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2016

Mô hình nuôi chim cảnh kiếm tiền tỉ

Nuôi chim cảnh làm giàu từ lâu đã trở thành nghề của một số  địa phương. Điển hình là ở Tân Lập người ta nhắc tới chim cảnh là nhắc tới anh Tưởng vì anh đã biến thú chơi chim thành nghề kinh doanh mỗi năm hàng tỷ đồng.


Ðể có thể mang bán, hầu hết các loại chim nói trên đều phải qua quá trình thuần hóa, chăm sóc bằng chế độ đặc biệt trong thời gian từ 2 đến 3 tháng hoặc hàng năm tùy theo loại chim. Khi chim chưa qua thuần dưỡng thường có giá từ 30 – 100 nghìn đồng/con, nhưng khi được thuần dưỡng, chăm sóc để chim thích nghi với điều kiện nuôi nhốt và chế độ ăn thì giá tăng lên gấp 4 – 5 lần, thậm chí có con lãi gấp chục lần.



Thứ Tư, 19 tháng 10, 2016

Chợ chim trời 20.000đồng/ con ở Thạnh Hóa, Long An

Đủ các loại chim trời được bày bán tràn ngập ở đoạn đường huyện Thạnh Hóa, Long An với đủ các loại chim khác nhau như cu đất, gà nước, cho đến những loài chim quý hiếm cần được bảo vệ. Đây là khu chợ chim trời lớn nhất miền Tây.


Các loại chim bẫy ngoài tự nhiên như cu đất, gà nước hay các loài nằm trong danh sách cần bảo vệ như trích cồ, điêng điểng bày bán tràn ngập hai bên đường Thạnh Hóa (Long An). Trích cồ được người chơi chim kiểng thích thú bởi bộ lông sặc sỡ, mỗi cặp được bán với giá bán 800.000 – 1.000.000 đồng/ con.


Cứ khoảng tháng 9, tháng 10 hàng năm, ngã ba đường vào trung tâm Thạnh Hóa (Long An) lại tấp nập khách từ thành phố Hồ Chí Minh xuống “săn” đặc sản của mùa nước nổi. Chợ chim trời này họp cạnh đường lộ để tiện cho việc mua bán.

Mùa nước nổi cũng là mùa sinh sôi của các loại chim như cu đất, cu gáy, le le, cò, vạc, điêng điểng, các loại ri, sẻ, dồng dộc, sáo… Người dân thường đi đặt bẫy bắt và bán lại cho các lái. Cu đất, le le, cu gáy ở đây chỉ có giá bán 20.000 đến 40.000 đồng/con, cò, vạc 40.000 đồng/con…. Các loài chim nuôi làm kiểng dao động 7.000 – 20.000 đồng/con.

Chim được xỏ thành từng xâu treo ngược trước cửa hàng.


Cu gáy, cu đất là loại chim được ưa thích nên hầu như gian hàng nào cũng bày bán, số lượng lên tới hàng trăm con. Giá bán của những loại chim này vào khoảng 50.000 – 100.000 đồng/ con.


Vịt nước, cũng bán rất chạy do thịt thơm, mềm, khách sành ăn rất thích.


Các cuộc mua bán, trả giá rất nhanh chóng, cả khách lẫn chủ đều tỏ ra vui vẻ vì người kiếm được tiền lãi, người săn được mồi ngon. Đàn ông là khách sộp của chợ chim trời này.

Cò trắng cũng bị cắt cánh, nhốt trong những chiếc lồng chật chờ khách mua.


Cò ốc chuyên bắt ốc bươu vàng cũng được đem bán tại đây, tất cả đều do người dân săn bắt đem đến bán. Một trong những loài chim tự nhiên như con chằng nghịch cũng được bày bán với giá bán 150.000 đồng/ kg.


Chợ này cũng có nhiều hàng chuyên bán chim cảnh, nhiều nhất ở đây là nhồng yến, yến phụng, sáo đất cu cườm….

Theo lời của ông Lê Hữu Lợi, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Long An, từ đầu năm đến nay lực lượng đã lập biên bản xử phạt 8 trường hợp bán các loài chim nằm trong danh mục cấm.

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

Cách chữa trị và các bệnh thường gặp ở chim cu gáy

Dù chăm sóc chim cu gáy có cẩn thận đến mấy nhưng cũng khó tránh khỏi một số bệnh thường gặp ở chim cu gáy. Một số bệnh thường gặp ở Cu Gáy có thể kể đến như đau mắt, tiêu chảy, bị hạt đậu quanh miệng, ướt lông bả cánh… Bài viết dưới đây muốn chia sẻ cho các bạn cách chữa trị các bệnh thường gặp ở chim cu gáy.

Khi gặp các bệnh như vậy chúng ta cần kịp thời xử lý và cũng tùy theo cơ địa, sức đề kháng của chim mà trị nhanh hay chậm. Thường phát hiện bệnh sớm thì tỉ lệ thành công sẽ cao hơn, vì vậy các bạn cần bổ sung thức ăn chim cu gáy bằng cách thêm 1 cóng cám con cò, 1 cóng thóc, 1 cóng kê hoặc đậu xanh, để giúp bổ sung dưỡng chất cho chim, nâng cao sức khỏe và phòng được bệnh tật. Nguyên nhân thường do quá trình chăm sóc không tốt, thức ăn, nước mất vệ sinh, lồng nuôi chim ít được dọn dẹp, thức ăn lúc có lúc không. Làm cho sức đề kháng của chim yếu dần và phát bệnh.

3 bệnh thường gặp ở chim Cu Gáy

1. Bệnh tiêu chảy, Cu Gáy đi phân xanh

Để chữa bệnh cho chim cu gáy như bệnh tiêu chảy hoặc phân xanh hãy pha Berberin hoặc là BISEPTOL 480 mg. Các bạn dùng 1/2 viên cho vào cóng nước, hòa tan cho chim uống. Cách này rất hiệu quả, chim uống sẽ cầm đi ngoài.



Hiện nay, các cửa hàng thuốc thú y có bán rất nhiều loại thuốc cho gà. Các loại bệnh của gà, cu gáy cũng thường hay mắc phải, đặc biệt là tiêu chảy, phân xanh… cách đơn giản nhất là bạn ra cửa hàng thú y và liệt kê các triệu trứng sau đó mua thuốc dành cho gà về cho chim uống theo liều lượng được hướng dẫn.
       
Cách tốt nhất để chữa bệnh cho chim cu gáy vẫn phòng bệnh cho chim, bạn nên thường xuyên vệ sinh lồng sạch sẽ, treo chim nơi khô ráo, thoáng mát, tránh gió lùa, thức ăn nước uống phải sạch sẽ, không thiu thối hư mốc. Như vậy chú chim sẽ ít bệnh tật hơn.

2. Bệnh đau mắt ở Cu Gáy

Khi chim Cu Gáy bị đau mắt thường hay dùng cánh để dụi vì thế nếu thấy chim ướt hai đầu cánh là chim bị đau mắt. Trước đây nhiều người thường lấy ớt xát vào 2 cánh của chim với mục đích khi dụi vào cánh chim bị cay mắt và sẽ không dụi nữa. Nhưng cách này chỉ giúp hạn chế đau mắt (mắt dụi vào cánh làm nhiễm khuẩn ở mắt) chứ ớt không có tác dụng trị đau mắt cho chim, ớt còn làm cho giọng chim bị hỏng. Khi chim Cu gáy bị đau mắt các bạn có thể chữa bệnh cho chim cu gáy theo 3 cách rất hữu hiệu dưới đây

– Vắt múi chanh lấy nước bơm vào mắt ngày 2 – 3 lần là khỏi.

– Lấy thuốc chữa đau mắt cho người (chỉ cần dùng Cloramphenicol 9%) nhỏ và thoa đều lên 2 bả cánh của chim và nhỏ trực tiếp vào mắt cho chim vài giọt. Liều lượng dùng thì ngày làm 2 lần, thời gian thì khi nào thấy chim không còn đau mắt nữa thì thôi. Bắt chim ra ngoài lấy bông y tế thấm nước sạch lau 2 bên bả cánh bị ướt của chim khi sạch rồi thì thấm khô đi. Nếu lông quanh mắt của chim cũng bị ướt bệt lại thì cũng làm vệ sinh như vậy.

– Ngoài ra còn có cách trị đau mắt rất hay, hiệu quả : đó là dùng lá khổ qua, đập dập bôi lên mắt và cho ăn luôn, đảm bảo hiệu quả.

Chim Cu Gáy bị đau mắt thường kéo theo cả bệnh tiêu chảy, vì vậy các bạn cần trị kịp thời, nếu để lâu không chữa trị thì chim sẽ chết.

3. Bệnh hạt đậu ở  chim cu gáy

Khi phát hiện bệnh hạt đậu ở chim cu gáy thì lấy dao lam (hơ lửa cồn vệ sinh trước khi phẫu thuật nha), cứ thấy hạt đậu ở cu gáy ở chỗ nào thì rạch mũi dao vào chỗ đó, nặn cho ra hết phần trắng như bã đậu đến khi nào ra toàn máu đen thì thôi. Tuy hơi “dã man” nhưng đây là cách chữa bệnh cho chim cu gáy hiệu quả.



Lấy thuốc RIFAMPICIN còn gọi là thuốc nhộng chữa LAO màu đỏ rắc vào vết rạch vừa nặn. Cái này thì chỉ cần làm 1 lần là xong không phải làm lần thứ 2 đâu.

Trên là 3 bệnh thường gặp ở Cu Gáy và cách chữa bệnh chim cu gáy hy vọng sẽ giúp ích được cho những người chơi chim cảnh để có được những chú chim khoẻ mạnh.

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2016

CHIM BAY VÀO NHÀ BÁO ĐIỀM GÌ?

     Những câu hỏi như chim bay vào nhà là điềm báo gì, chim bay vào nhà là tốt hay xấu, chim vào nhà là tin lành hay tin dữ,.. được rất nhiều người quan tâm. Vậy rốt cục chim bay vào nhà báo điềm gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Khi phân chim rơi vào đầu bạn

     Trường hợp bạn bị phân chim rơi vào đầu: Mặc dù đây là điều kinh khủng xảy ra đối với bạn nhưng nhiều người tin rằng đây là tin vui, tin lành, là một dấu hiệu chính của sự giàu có đến từ thiên đường chứ không phải tin dữ đâu. Vì vậy bạn hãy thoải mái và vui vẻ, vì trong thực tế điều này được mô tả là chỉ một sự may mắn.

Chim bay vào nhà


     Dân gian có câu “đất lành chim đậu”, vì vậy theo từ điển tử vi dự báo điềm tốt xấu thì người cổ xưa tin rằng đa số các loài chim bay lượn vào nhà, chim hót vang hay chim làm tổ trong nhà đều là điềm báo hiệu điềm tốt, có tin vui mang lại phước lành, may mắn và thuận lợi cho gia chủ.


     Nhưng nếu con chim bị chết hoặc bay vào nhà bị đập vào cánh cửa thì đây là điềm báo dữ, báo hiệu sự chết chóc và đau buồn. Thấy chim khách bay lượn hoặc thấy chim sẻ bay vào nhà, nhảy hót là điềm báo có tin vui, có khách đến thăm.

     Những loài chim mang đến sự may mắn và an lành cho mọi người khi thấy chúng là các loài chim như chim sẻ, chim khách, chim én, chim cu, chim cút, vịt trời hay còn gọi là thiên nga, con công, chim gõ kiến,… Nhưng nếu chim trắng bay vào nhà là điềm báo trước cái chết.

     Nếu một trong số các loại chim như chim cú, chim ác, diều hâu, quạ, chim lợn bay đến nhà, đậu trên hiên hoặc đậu ở bên ngoài chỉa mỏ vào nhà nào thì nhà đấy sẽ gặp điềm xui xẻo, chết chóc, nếu trong nhà có người bệnh thì khó qua khỏi.

     Nếu vô tình thấy một con chim hay đàn chim đột nhiên đang bay lại thay đổi hướng bay thì đây là dấu hiệu của sự trở ngại, nguy hiểm, bị kẻ thù tấn công, hãm hại mà bạn cần phải thật thận trọng.

Đối với người đi tàu biển


     Đối với người đi tàu biển, nếu bắt gặp chim mòng biển thì đây là một tin lành, là điềm báo hiệu trước cuộc hành trình sẽ gặp bình an, thuận lợi và may mắn.

     Nếu bắt gặp một con chim hải âu bay quanh một con tàu thì đó lại là một tin dữ, là một điềm báo của sự trở ngại, sóng gió và bất hạnh. Nhìn thấy ba con hải âu bay cùng nhau, ngay trên đầu là một điềm cảnh báo về cái chết sớm tới.

Đối với những thương gia người Hồng Kông


     Những thương gia người Hồng Kông trước khi lên máy bay người ta mang theo một con chim và thả ở sân bay, nếu con chim tung cánh bay vút đi thì họ cho đó là điềm lành và sẽ lên máy bay và chuyến đi theo quan niệm của họ sẽ suôn sẻ may mắn và ngược lại thì họ sẽ hủy chuyến bay.

     Trên đây là những chia sẻ giúp các bạn giải đáp thắc mắc chim bay vào nhà báo điềm gì ? Nhưng hiện tượng chim bay vào nhà là tin lành hay tin dữ, nó mang theo điềm báo gì…những điều này lại chưa được khoa học chứng minh.

Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2016

Hướng dẫn cách nuôi chim chích chòe than

Chim chích chòe than hiện nay được rất nhiều người tìm kiếm và săn lùng để mua, đặc tính của nó có điểm gì khác biệt mà thu hút rất nhiều dân chơi chim. Hãy cùng tìm hiểu về cách nuôi chim chích chòe than nhé.
Nuôi chim chích choè than

Nuôi Chim Chích Chòe Than      

   Để có được một chú chim chích chòe thật đẹp, hót hay chúng ta cần tìm hiểu trước về loài chim này và cách nuôi chim chích chòe than.
   Chim chích chòe than là loài chim thích thể hiện, cá tính. Đặc biệt loài chim này luôn chọn những ngọn cây cao nhất để hót, điều này được dân chơi chim đánh giá đây là loài chim hót siêng và dũng mãnh với dáng dấp tự tin, say mê hót. Giọng hót của loài chim này có bài bản nhất định, không thể lẫn đi đâu được. Khi hót, chim cứ đứng nguyên vị trí suốt một khoảng thời gian dài, để ý thấy thường là 15p hoặc nửa giờ. Nếu nuôi cùng một em họa mi thì suốt ngày trong nhà bạn sẽ rộn rã tiếng chim hót.
   Chim có đôi chân vừa cao, vừa nhỏ, trông không cân đối lắm, thế nhưng, chân nhỏ mà không yếu, nó có thân mình lớn gấp đôi chim sẻ, có con lớn đến gấp ba, chiều dài tính từ đầu đến chót đuôi khoảng 18 cm. Toàn thân phủ lông đen, trừ phần bụng, bên dưới lông đuôi, và hai sọc xuôi dài bên cánh là màu trắng. Mỏ và mắt của chim đen tuyền, chân đen móc.
    Để phân biệt với chim chích chòe lửa, người ta gọi con chích chòe hay chim chìa vôi bằng cái tên mới là chim chích chòe than. Ở miền Bắc và bắc Trung phần thì loài chim này được gọi là chim chìa vôi, sau đó là chim chích chòe than. Ở vùng ngoài không ai gọi nó là chim chích chòe than, vì ở đó không có chim chích chòe lửa, nên khỏi sợ lộn. Ở miền Nam trước đây người ta gọi là chim chìa vôi.
   Chim chìa vôi ở miền Bắc có thân hình lớn hơn chim ở trong Nam, đôi chân cũng cao kều hơn, còn tiếng hót chim chích chòe và màu lông cùng đặc tính thì giống nhau như một.

Thức ăn cho chim:

    Mỗi ngày, ngoài bột và đậu phộng trộn trứng ra còn phải cung cấp cào cào, sâu tươi và cả sâu khô nữa. Một con chim ăn mỗi ngày cũng hết 50 con cào cào. Thiếu cào cào chim ốm. Mà một khi chim ốm thì khó lòng “vực” chim lên được. Những người nuôi chim để đá, họ còn ép chim ăn cào cào một ngày 2 cứ, ít ra cũng từ 80 đến 100 con. Sâu khô mua về bóp nhuyễn thành bột, trộn chung với bột đậu phộng trộn trứng tỉ lệ 30 đến 50%. Sâu tươi thì đổ vào cóng riêng, cho ăn hà tiện cũng một muỗng cà phê một ngày.
Lồng nuôi chim chích choè than
Lồng chim và cách chăm sóc chích chòe than: nuôi chim bằng lồng tre hay lồng mây cũng được. Lồng chim không cần cao rộng đường kính 30cm là đủ

Cách chăm sóc chim chích chòe than

   Việc chăm sóc chim chích chòe than cũng như chăm sóc các loại chim khác, nghĩa là luôn luôn giữ vệ sinh cho lồng sạch sẽ. Cóng nước uống phải kỳ cọ cho hết trơn nhớt mỗi khi thay nước mới cho chim uống. Thức ăn nên đổ vào cóng một lượng vừa phải, đủ ăn chừng vài ngày, để tránh hư móc. Cứ mỗi lần cho ăn mới trộn sâu khô vào hỗn hợp bột đậu phộng với trứng.

   Ngoài ra mỗi ngày hay cách nhật, ta phải cho chim tắm. Đây là loại chim ưa tắm. Có tắm, chim mới mát mẻ, mình không có ký sinh trùng nên không bị bệnh.

   Tóm lại, nuôi chim chích chòe than tuy tốn kém 1 tý xíu, tuy mất nhiều thời gian chăm sóc, nhưng bù lại ngày nào từ sớm tinh mơ, ta đã được thưởng thức tiếng hót chim chích chòe rồi. Đây là loại chim siêng hót, có thể hót hàng giờ và sáng, trưa, chiều cũng đều lảnh lót cả.